Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ em là gì?
Thiếu ngủ có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và sự phát triển ở trẻ, đặc biệt là hiện tượng còi cọc hoặc chậm lớn. Ngoài ra, trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ cũng có thể bị gián đoạn quá trình sản xuất hormone tăng trưởng, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển.
Nghiên cứu cho thấy, tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động đến khả năng nhận thức của trẻ. Trẻ không ngủ đủ giấc trong giai đoạn đầu đời có thể gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và tính toán sau này. Bộ não của trẻ cần được "sạc đầy năng lượng" qua giấc ngủ, từ đó nâng cao khả năng tiếp thu và xử lý thông tin.
Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ của trẻ quan trọng hơn thời lượng ngủ. Một giấc ngủ sâu và ngon giấc giúp trẻ hấp thụ tốt oxy, sản xuất hormone tăng trưởng nhiều hơn và khởi đầu ngày mới với tinh thần vui vẻ, khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, cơ thể sẽ sản xuất ra những hóa chất gây mất cân bằng, dẫn đến cáu gắt, mệt mỏi và về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất.
> Đọc thêm: 8 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tốt nhất
Trẻ em cần ngủ bao nhiêu thời gian là đủ giấc?
- Trẻ từ 1 đến 2 tuổi cần ngủ từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày (bao gồm cả giấc ngủ trưa).
- Trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần ngủ từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày (bao gồm cả thời gian ngủ trưa).
Làm sao để trẻ có giấc ngủ ngon và sâu giấc?
Vai trò giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường không nhận ra rằng con mình có thể thiếu ngủ. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy khi trẻ không ngủ đủ là trẻ thường cáu kỉnh, mệt mỏi trong ngày, khó thức dậy vào buổi sáng hoặc ngủ gật trên xe.
Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, cha mẹ cần xây dựng một lịch trình ngủ đều đặn và khoa học bằng những phương pháp sau:
- Lập lịch trình ngủ cố định: Cha mẹ nên đặt giờ đi ngủ và thức dậy cố định hàng ngày cho trẻ ngay cả vào cuối tuần. Điều này sẽ giúp đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động ổn định, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.
- Xây dựng thói quen trước khi ngủ: Cha mẹ có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ như tắm cho bé, đọc sách hoặc hát ru. Những thói quen này sẽ báo hiệu cho trẻ biết rằng đã đến lúc nghỉ ngơi.
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Cha mẹ cần giữ cho phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, thoáng mát và không bị ồn ào. Cha mẹ cũng nên tránh để các thiết bị điện tử như TV, điện thoại trong phòng ngủ của trẻ.
- Hạn chế kích thích trước giờ ngủ: Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi quá mức hoặc la hét trước giờ đi ngủ để tránh kích thích hệ thần kinh của trẻ.
Nhận xét
Đăng nhận xét