Hệ miễn dịch ở trẻ em còn non yếu, dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của nhiều loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Việc phát hiện sớm các bệnh thường gặp áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng đắn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà còn tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh của trẻ. Hãy cùng Blog Cùng Bé Yêu Vui Chơi tìm hiểu thông tin quan trọng này để con yêu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, trong đó Rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Trẻ em khi mắc cảm lạnh thường có các triệu chứng dễ nhận biết như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa hoặc đau họng và những cơn hắt hơi liên tục.
Không có phương pháp điều trị cảm lạnh đặc hiệu bởi cảm lạnh thường tự khỏi nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu cảm lạnh, phụ huynh cần cho trẻ uống thật nhiều nước, chia nhỏ thành nhiều lần uống trong một ngày để gia tăng khả năng hấp thụ nước cho cơ thể, tránh gây mất nước.
> Xem thêm: Top các trò chơi tập thể rèn luyện tinh thần đồng đội cho trẻ mầm non
Cúm
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ dễ lây lan, đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Giai đoạn khởi phát thường dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm lạnh thông thường như sốt, cảm giác ớn lạnh, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ho, buồn nôn, nôn mửa. Ở trẻ em các triệu chứng thường diễn biến nặng nề hơn.
Khi con bị cúm cha mẹ cần chú ý đến lượng nước tiểu và số lần bé đi tiểu để theo dõi tình trạng mất nước của trẻ. Việc bù nước cho con bằng các loại nước ép, sữa mẹ hoặc sữa công thức là rất cần thiết. Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, chia nhỏ bữa để dễ hấp thu.
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở phổi do nhiều tác nhân gây ra như vi khuẩn phế cầu, não mô cầu, ho gà, lao, HiB đến các loại virus nguy hiểm (cúm, sởi...). Bệnh vốn dĩ đã nguy hiểm, Trẻ em với hệ miễn dịch yếu dễ gặp các biến chứng như nhiễm trùng huyết lan rộng, suy hô hấp đe dọa tính mạng, tràn dịch màng phổi gây khó thở cùng cực, hay thậm chí là áp xe phổi.
Chẳng may khi bé bị viêm phổi, bố mẹ cần để con được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tiếp xúc với đám đông, bổ sung nước để làm loãng dịch nhầy, giúp con dễ thở hơn. Đảm bảo môi trường sinh hoạt sạch sẽ và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
> Quảng cáo: Mua xích đu ngoài trời cho bé vui chơi an toàn tại nhà.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, đây là một bệnh lý thường gặp đặc biệt ở đối tượng trẻ em do nhiễm trùng hệ tiêu hóa và đường ruột không dung nạp một số thực phẩm khó tiêu, dị ứng thực phẩm, hoặc các tác nhân gây bệnh đường ruột khác, chẳng hạn như virus Rota gây tiêu chảy cấp.
Khi trẻ bị tiêu chảy gây nôn mửa, cha mẹ cần tạm dừng các món ăn hàng ngày, thay vào đó hãy cho bé uống dung dịch điện giải để bù lại lượng nước đã mất và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp
Trong trường hợp bệnh trở nặng cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trong giai đoạn này, nên tạm ngưng cho trẻ ăn để cơ thể tập trung bù nước bằng đường uống. Nếu tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng, trẻ có thể cần được truyền dịch tĩnh mạch để phục hồi nhanh chóng.
Sởi
Sởi là một bệnh do virus Morbillivirus gây ra, biểu hiện rõ nhất là sốt và nổi ban trên da. Bệnh này lây lan rất nhanh chóng thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Khoảng 10 đến 12 ngày sau khi nhiễm virus, người bệnh có thể bắt đầu có các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau mắt hoặc mắt đỏ, cảm thấy mệt mỏi, yếu sức hoặc mất ý thức.
Sởi là bệnh do virus gây ra, do đó không thể dùng thuốc kháng sinh để chữa trị. Biện pháp tốt nhất cho trẻ mắc sởi là được nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, uống đủ nước và hạ sốt bằng các loại thuốc như Ibuprofen hoặc Paracetamol nếu trẻ lên cơn sốt.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp. Bệnh này xảy ra khi lớp màng mỏng và trong suốt bao phủ phần lòng trắng của mắt và mặt trong của mí mắt bị viêm. Dù thường không nguy hiểm, đau mắt đỏ có thể gây ra cảm giác khó chịu và kích ứng cho người bệnh.
Đau mắt đỏ thường có dấu hiệu như mắt đỏ, ngứa ngáy hoặc khó chịu, cộm xốn như có cát trong mắt, chảy ghèn, và mí mắt có thể bị dính lại, đặc biệt sau khi ngủ dậy. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, nhất là ở trẻ em thường xuyên tiếp xúc tại trường học hoặc nhà trẻ, cần chú trọng vệ sinh cá nhân và tìm đến bác sĩ để được thăm khám, đặc biệt khi triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng.
Việc trang bị kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa là hành trang vô cùng quan trọng cho mỗi bậc cha mẹ. Cùng Blog Cùng Bé Yêu Vui Chơi trở thành những người đồng hành trên hành trình khôn lớn của con, giúp con có một tuổi thơ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét