Chuyển đến nội dung chính

Top 10+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bổ ích

 Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ngày càng được giáo viên và các bậc phụ huynh quan tâm để giúp trẻ phát triển toàn diện về kỹ năng sống, phản xạ nhanh nhạy và sự khéo léo. Những trò chơi này gắn liền văn hóa truyền thống Việt Nam, dễ tổ chức và phù hợp cho trẻ nhỏ vui chơi tại nhà hoặc lớp học. Bài viết dưới đây Blog Cùng Bé Yêu Vui Chơi sẽ gợi ý cho bạn top 10+ trò chơi dân gian bổ ích để giáo viên và các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng ngay cho trẻ.

Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc thu hút rất nhiều trẻ mầm non tham gia. Trò chơi này giúp các bé phát triển khả năng phản xạ nhanh và phân biệt vai trò của mình trong trò chơi. Quản trò sẽ hướng dẫn các bé sẽ nắm tay nhau, xếp thành vòng tròn để tạo hành lang cho mèo và chuột di chuyển.

Quản trò sẽ chọn ra hai bé đảm nhận vai "mèo" và "chuột". Chuột sẽ được chạy trước, mèo sẽ đuổi theo sau đúng hành lang chuột chạy qua. Nếu mèo đuổi lạc lối thì không được tính. Khi chuột chạy đủ hai vòng mà mèo chưa bắt được, mèo sẽ bị xử thua.

Thả đỉa ba ba

Thả đỉa ba ba là trò chơi dân gian giúp trẻ mầm non rèn luyện phản xạ và sự hòa đồng. Các bé xếp thành vòng tròn, quản trò chọn một bạn làm “đỉa” di chuyển quanh vòng tròn. Trong khi đó các bé còn lại hát bài đồng dao, “đỉa” sẽ chỉ định một bạn thay thế mình. Nhiệm vụ của các bạn không làm “đỉa” là nhanh chóng chạy lên bờ để tránh bị bắt. Bé nào bị bắt sẽ trở thành “đỉa” mới.

> Đọc thêm: Nhận biết biểu hiện của bệnh rôm sảy ở trẻ em

Nhảy bao bố

Nhảy bao bố là một trò chơi thú vị thường được tổ chức ngoài trời nhằm giúp trẻ mầm non nâng cao thể lực. Các bé sẽ được chia thành các đội, xếp thành hàng dọc để bắt đầu. Người đầu tiên trong hàng sẽ nhận bao, đứng vào vị trí xuất phát với hai tay giữ chặt miệng bao.

Khi có hiệu lệnh "xuất phát" bé sẽ nhảy trong bao di chuyển về đích và quay lại, trao bao cho bạn tiếp theo. Trò chơi diễn ra luân phiên, đội nào có thành viên về đích nhanh nhất sẽ chiến thắng.

Bịt mắt bắt dê

Khi nhắc đến những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, bịt mắt bắt dê là một trong những trò chơi nổi bật. Trò chơi này không chỉ giúp phát triển giác quan mà còn nâng cao khả năng phán đoán cho các bé. Dưới đây là hai cách tổ chức trò chơi:

Cách 1: Trò chơi truyền thống

  • Chọn người chơi: Cả nhóm chơi “u xì” để tìm ra 2 bạn khác biệt nhất.

  • Xác định vai trò: Hai bạn này chơi “oẳn tù xì”; người thắng sẽ làm “dê”, người thua sẽ làm “người tìm dê” (hoặc ngược lại).

  • Tạo vòng tròn: Các bạn còn lại xếp thành vòng tròn để giữ cho “dê” không ra ngoài.

  • Bịt mắt: Người tìm dê sẽ bịt mắt bằng khăn hoặc tấm vải.

  • Kêu và tránh: Bạn làm dê kêu “be be” và cố gắng tránh bị phát hiện.

  • Hoán đổi vai: Trò chơi tiếp tục cho đến khi “dê” bị bắt, sau đó hoán đổi vai cho nhau.

Cách 2: Chọn một người tìm dê

  • Chọn người tìm dê: Chọn 1 bạn duy nhất bịt mắt và các bạn còn lại vào vai “dê”.

  • Chạy xung quanh: Các bạn “dê” chạy xung quanh người tìm dê, kêu “be be” và có thể chạm vào người tìm dê.

  • Phán đoán và bắt: Người tìm dê phải nhanh tay dựa vào phán đoán để bắt được “dê”.

  • Hoán đổi vai: Khi một “dê” bị bắt, bạn đó sẽ trở thành người tìm dê trong lượt chơi tiếp theo.

Ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi dân gian truyền thống giúp trẻ mầm non phát triển khả năng ghi nhớ và quan sát. Bộ trò chơi gồm 10 ô dân và 2 ô quan với mỗi ô dân chứa 5 viên đá nhỏ, trong mỗi ô quan có 1 viên đá lớn.

Trẻ sẽ oẳn tù xì để xác định người đi trước và chọn một ô để rải đá. Khi rải trẻ sẽ đặt từng viên đá từ ô đã chọn sang các ô liền kề. Nếu ô sau ô rải cuối cùng là ô trống, trẻ sẽ được "ăn" số đá trong ô đó. Khi trò chơi kết thúc, ai có nhiều đá hơn sẽ thắng. Ô ăn quan giúp trẻ rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, phân tích và ra quyết định.

> Quảng cáo: Mua đồ chơi ngoài trời cho bé mầm non giá rẻ tại Đồ Chơi Tâm Phúc

Kéo co 

Kéo co là trò chơi dân gian thú vị mỗi độ xuân về giúp trẻ mầm non tăng cường tinh thần đoàn kết và thể lực. Trò chơi bắt đầu với việc chia nhóm thành hai đội có số lượng thành viên bằng nhau tạo sự cân đối để đảm bảo sức kéo công bằng.

Cả hai đội đứng tại vạch xuất phát và khi có hiệu lệnh “bắt đầu” mỗi đội sẽ dùng sức kéo dây về phía mình. Đội nào để tuột dây, ngã hoặc bị kéo qua vạch xuất phát sẽ thua cuộc. Nếu không có dây, trẻ có thể đứng sát bám vào nhau và tham gia chơi như bình thường. 

Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là trò chơi thú vị để trẻ rèn luyện sự phản xạ nhanh và tập trung. Lớp học sẽ chia thành các đội với ít nhất 3 thành viên. Trong mỗi đội, một bạn sẽ xòe tay, lòng bàn tay hướng lên. Các bạn còn lại đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay của bạn đó và cùng đọc bài đồng giao “chi chi chành chành”.

Khi đến câu “ù à ù ập” bạn xòe tay sẽ nhanh chóng nắm tay lại để bắt tay các bạn. Những người khác phải rút tay thật nhanh để tránh bị nắm. Ai không rút kịp và bị nắm sẽ thua cuộc.

Cá sấu lên bờ

Cá sấu lên bờ là trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển tư duy nhanh, phản xạ và khả năng quan sát. Quản trò sẽ kẻ hai đường thẳng song song làm vạch ngăn cách tượng trưng cho nước. Một bạn sẽ được chọn làm “cá sấu” và đứng giữa hai vạch, khi các bạn khác đứng ở “bờ”.

Cá sấu di chuyển trong khu vực đó để bắt những bạn chạm tay hoặc chân xuống vạch mà không kịp lên bờ. Những bạn trên bờ có thể trêu cá sấu nhưng không được để bị bắt. Ai bị cá sấu bắt sẽ trở thành cá sấu tiếp theo.

Trò chơi đếm sao

Hình thức trò chơi đếm sao là cả nhóm sẽ ngồi thành vòng tròn và chọn một bạn đứng ngoài vòng. Bạn đứng ngoài sẽ đập tay vào sau lưng từng bạn trong vòng theo thứ tự khi mỗi câu hát của bài đếm sao kết thúc. Khi đến từ “sao” cuối cùng, ai bị trúng tay sẽ phải đọc lại bài đếm sao một cách liền mạch không nhầm lẫn hay ngắt quãng.

Chơi oẳn tù tì

Oẳn tù tì hay còn gọi là kéo – búa – bao là trò chơi dân gian thú vị giúp trẻ phát triển khả năng phán đoán và tư duy. Khi tham gia trò chơi, các bé sẽ cùng nhau đọc câu đồng dao “oẳn tù tì ra cái gì ra cái này” trước khi chọn kéo, búa hoặc bao (lá).

  • Kéo: Giơ ngón tay trỏ và ngón tay giữa.

  • Búa: Nắm bàn tay lại thành hình nắm đấm.

  • Bao (lá): Xòe 5 ngón tay ra.

Cách tính thắng thua được quy định như sau: búa đập kéo, kéo cắt lá và lá bao trùm búa.

Kết bài

Trên đây là top 10+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Những trò chơi này không chỉ là di sản văn hóa quý báu mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của trẻ. Tham gia vào các trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phát triển sự khéo léo và khả năng sáng tạo. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh và giáo viên sẽ lựa chọn những trò chơi phù hợp để tổ chức ngay tại nhà hoặc trong lớp học tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa bên trẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mách bố mẹ 14 cách dạy con có trách nhiệm từ khi còn nhỏ

Trẻ nhỏ thường có xu hướng tin rằng mình là trung tâm của vũ trụ, cho rằng mọi người xung quanh có trách nhiệm làm mọi thứ cho mình. Nếu không được định hướng đúng đắn, suy nghĩ này có thể dẫn đến việc trẻ trở thành người vô trách nhiệm khi trưởng thành. Do đó, việc dạy trẻ hiểu rõ giá trị của sự trách nhiệm thông qua những biện pháp giáo dục tích cực là vô cùng quan trọng. Bài viết này của Blog Cùng Bé Yêu Vui Chơi sẽ chia sẻ 14 cách dạy con có trách nhiệm từ khi còn nhỏ mà bố mẹ có thể tham khảo! Khuyến khích trẻ tự dọn dẹp đồ dùng cá nhân Dạy con có trách nhiệm tự dọn dẹp những đồ vật của mình là một cách hiệu quả để giúp con hình thành thói quen sống có trách nhiệm. Khi trẻ còn nhỏ, bạn có thể cùng con dọn dẹp, hướng dẫn từng bước cho đến khi con có thể tự thực hiện. Điều quan trọng là duy trì thái độ tích cực, vui vẻ và kiên nhẫn khi dạy con, thay vì la mắng khi trẻ mắc lỗi. Trẻ sẽ học nhanh hơn và cảm thấy hứng thú với việc tự chăm sóc bản thân khi được bạn khen ngợi và khích l

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em & Cách khắc phục

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tác động tiêu cực đến trí tuệ của trẻ. Nguyên nhân có thể đến từ chế độ ăn uống không đầy đủ, các bệnh lý hoặc điều kiện sống không đảm bảo. Bài viết này Blog Cùng Bé Yêu Vui Chơi sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em và đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả! Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất béo, khoáng chất và vitamin. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như chậm phát triển thể lực, suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến trí tuệ trong tương lai. Vậy nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thường gặp: Chế độ ăn uống nghèo nàn Chế độ ăn uống không

Gợi ý 10 đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé thông minh, sáng tạo

Đồ chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo của trẻ. Chính vì vậy mà rất nhiều phụ huynh băn khoăn không biết nên chọn loại đồ chơi phát triển trí tuệ nào cho bé để giúp con thông minh hơn. Hiểu được điều đó, Blog Cùng Bé Yêu Vui Chơi xin gợi ý cho bố mẹ 10 đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé, giúp con bạn trở nên thông minh, nhạy bén hơn, đồng thời tăng cường trí thông minh cảm xúc và kỹ năng giao tiếp xã hội! Thế nào là đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé? Đồ chơi phát triển trí tuệ, hay còn gọi là đồ chơi thông minh, là những sản phẩm được thiết kế để kích thích sự sáng tạo, tư duy, ngôn ngữ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua việc khám phá và chơi đùa, trẻ sẽ được rèn luyện và nâng cao kiến thức cũng như khả năng tư duy. Mỗi loại đồ chơi trí tuệ cho bé đều có mục đích giáo dục riêng, giúp trẻ phát triển các kỹ năng cụ thể như ngôn ngữ, logic, khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bố mẹ cần lưu ý chọ